Graphic Designer là gì? Cơ hội thăng tiến nào cho Graphic Designer?

Graphic Designer là gì có lẽ là một trong những câu hỏi được quan tâm nhiều nhất hiện nay với giới trẻ. Vậy chính xác Graphic Designer nghĩa là gì? Những vị trí liên quan - cơ hội thăng tiến trực tiếp từ Graphic Designer gồm những công việc nào? Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết này nhé!

Design là gì?

Giả sử bạn có một ý tưởng dựng mô hình rất ấn tượng và khả thi, bạn bắt tay vào việc biến nó thành hiện thực. Bạn vẽ ra mô hình trên giấy, phác thảo và chỉnh sửa chi tiết bản vẽ đó, sau đó đi tìm nguyên vật liệu (như xốp, cành cây, keo, ...) chuẩn bị cho việc xây mô hình đó. Tiếp đó bạn xây mô hình mất tới 2 ngày, trang trí, tô vẽ, dựng khối, gắn keo và cuối cùng là hoàn thiện nó.

Như vậy ta có một cách gọi khác cho một loạt hoạt đông này đó là bạn đã Design mô hình trên.

graphic designer là gì 1

Khái niệm Graphic Designer là gì?

Hay nói cách khác Design là quá trình chuyển đổi ý tưởng sáng tạo thành một sản phẩm cụ thể, hữu hình và mang nét đặc trưng của người tạo ra nó. Để hoàn thiện một sản phẩm người thực hiện công việc Design phải mất rất nhiều thời gian từ lên ý  tưởng, thống nhất ý tưởng, đi tìm công cụ, nguyên vật liệu, thời gian nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện và tinh chỉnh, nói chung mất rất nhiều thời gian và công sức của người thiết kế. 

Và người thực hiện công việc Design được gọi là Designer - hay nhà thiết kế. 

Hầu hết các ngành yêu cầu sự sáng tạo lớn kết hợp cùng nghệ thuật hội họa, dựng khối, ... đều có những nhà thiết kế riêng. Ví dụ như nhà thiết kế thời trang, nhà thiết kế đồ họa (Graphic Design), nhà thiết kế mô hình trực quan (Visual design)...  

Graphic designer là gì?

graphic designer là gì 2

Graphic Designer - Nhà thiết kế đồ họa

Graphic Designer là gì? Là nhà thiết kế đồ họa, họ làm việc trực tiếp với các công cụ, các phần mềm đồ họa để tạo nên những sản phẩm sáng tạo có tính hữu dụng tùy theo từng mục đích, ví dụ như quảng cáo, thời trang, thiết kế nội thất, mô hình 3D,...

Công việc cụ thể của một Graphic Designer là thực hiện trao đổi và thống nhất với khách hàng về ý tưởng và bản phác thảo thiết kế, sau đó thực hiện chúng và chỉnh sửa các bản thảo đó đúng với yêu cầu của khách hàng, thống nhất giá và bàn giao lại sản phẩm đồ họa cho khách hàng. 

Nghề sáng tạo Graphic Designer đang là một trong những nghề hot nhất và cũng là xu hướng nghề được giới trẻ yêu thích nhât vào 2021 tới. Yêu cầu đối với những Graphic Designer cũng rất cao, tuy nhiên tiên quyết nhất vẫn là sáng tạo, trình độ cơ bản và khả năng giao tiếp, đàm phán.

Sau khi đạt đến đỉnh cao sự nghiệp các Graphic Designer sẽ bước đến các vị trí cấp quản lý cao hơn như Senior Designer (trưởng phòng thiết kế), Design Director (Giám đốc thiết kế), Creative Director (giám đốc sáng tạo)... 

Senior Designer là gì?

Senior Designer là vị trí nhà thiết kế cao cấp hay trưởng phòng thiết kế, là một nhân tố không thể thiếu trong bất cứ tổ chức thiết kế nào, bởi họ không chỉ là người sáng tạo mà còn là người đưa ra quyết định và  định hướng phát triển cho cả phòng thiết kế. Do vậy yêu cầu đối với vị trí Senior Designer cũng khá cao.

Giống như đầu nhọn của mũi tên, Senior Designer sẽ đảm nhận những công việc nặng hơn, trách nhiệm cũng phức tạp và áp lực hơn. Theo đó công việc cơ bản của một Senior Designer chính là bao gồm mọi thứ, từ lên concept, ý tưởng, kế hoạch thực hiện, design, hoàn thiện... Nói chung là tất cả. Bạn cũng sẽ là người quyết định kế hoạch design của mình đi theo xu hướng nào, phong cách nào và kiểm soát toàn bộ dự án sáng tạo đó. 

Creative Director? 

graphic designer là gì 3

Vị trí Giám đốc sáng tạo - Creative Director

Creative Director - Vị trí Giám đốc sáng tạo là người chịu trách nhiệm trực tiếp liên quan đến công việc xây dựng hình ảnh cho sản phẩm hay thương hiệu doanh nghiệp. Đây cũng là một trong vị trí rất quan trọng trong các công ty, doanh nghiệp hay bất cứ bộ phận thiết kế nào, là yếu tố then chốt trong quá trình lên sản xuất và phát triển sản phẩm hay thương hiệu doanh nghiệp.

Công việc cụ thể của một Creative Director đó là định hướng, phát triển kế hoạch xây dựng sản phẩm hay thương hiệu và hướng dẫn đội ngũ của mình thực hiện theo những kế hoạch đó.

Tùy vào từng lĩnh vực khác nhau mà Creative Director cũng có những công việc đặc thù khác nhau. Ví dụ như trong quảng cáo, Creative Director là người xây dựng và phát triển các chiến lược marketing đến tay người dùng, trong điện ảnh thì Creative Director là người đưa ra các ý tưởng sáng tạo và cùng ekip thực hiện theo những ý tưởng đó, hay trong lĩnh vực game thì Creative Director là người đứng ra đưa ra các ý tưởng phát triển, định hướng và xây dựng game, đặc  biệt là bộ phận thiết kế trong game nhưu background, nhân vật, ... 

Chia sẻ ý kiến của bạn

Mới hơn Cũ hơn